[ad_1]
Trào lưu homestay đã nở rộ tại Việt Nam trong những năm gần đây, từ vùng núi xa xôi như Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình) cho đến các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng.
Nắm bắt được xu hướng du lịch ngày càng gia tăng cũng như mong muốn trải nghiệm không gian phá cách nhưng vẫn gần gũi, ấp áp như ở nhà của du khách, nhiều người đã chuyển hướng sang kinh doanh dịch vụ homestay và thu được kết quả bất ngờ.
Anh Trường, Hà Nội, cho biết anh đang có 4 nhà cho thuê hoàn toàn theo dịch vụ homestay, trong đó 2 nhà thuộc sở hữu của anh và 2 nhà anh đi thuê lại.
Vì khách du lịch đến Hà Nội thường ở lại khá lâu, từ 3-6 ngày, nhiều khách sau khi ở còn giới thiệu bạn bè, người quen đến chỗ anh nên tỷ lệ đặt phòng luôn dao động quanh mức 60-90%. Trừ chi phí, mỗi tháng trung bình anh thu về gần một trăm triệu đồng.
Tuy nhiên không phải ai cũng hái “quả ngọt” từ hình thức kinh doanh homestay như anh Trường.
Hà Anh, 25 tuổi, sống tại Q.5, TP.HCM cho biết đã từng bỏ rất nhiều thời gian để đi tìm thuê căn hộ tại Q.1, nuôi giấc mơ kinh doanh homestay nhưng chỉ được đúng 4 tháng thì phải trả lại phòng và bù lỗ.
Cụ thể, tháng đầu tiên có khoảng chục lượt khách nước ngoài đến thuê nhưng các tháng kế tiếp thưa thớt dần. Dù đã đăng qua các kênh online nhưng có tháng căn hộ chỉ đón 2 lượt khách thuê, doanh thu không đủ để bù các chi phí cố định, chứ chưa nói đến lợi nhuận.
“Có lẽ sự cạnh tranh quá cao, nhiều phòng homestay xuất hiện cùng thời điểm mà căn hộ của mình lại không được mới nên không thu hút khách thuê. Nếu không có khách mà vẫn duy trì thuê phòng trong thời gian dài thì e sẽ là gánh nặng tài chính”, Hà Anh giãi bày.
Sau khi trả lại căn hộ, cô gái trẻ phải đền bù hợp đồng thuê căn hộ cho chủ nhà và tính ra mất một khoản kha khá vào việc tu sửa nội thất cho căn hộ.
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, homestay đang là xu hướng trên thế giới. Thậm chí tại một số quốc gia, thị phần của loại hình homestay còn vượt qua cả khách sạn truyền thống. Ở thị trường Việt Nam, dù chưa phủ bóng lên ngành khách sạn những kinh doanh homestay đang không ngừng nở rộ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA – đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn hàng đầu thế giới, tính riêng tại TP. HCM năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay, căn hộ lưu trú. Đến năm 2017, con số này tăng vọt lên hơn 15.000 chỗ ở và tới giữa năm 2018, số lượng homestay ở mức trên 20.000.
Tương tự như vậy, tại Hà Nội, số lượng cũng gia tăng từ xấp xỉ 3.200 chỗ ở năm 2016 lên hơn 8.100 năm 2017 và tới hơn 11.200 trong nửa đầu năm 2018.
Để cạnh tranh trong mảng kinh doanh homestay, theo Chị Thân Thục Quyên, CEO Sanouva Hotel Group, một trong 10 gương mặt nữ doanh nhân kế nghiệp nổi bật của Forbes Việt Nam, đã đến lúc các bạn trẻ cần phải làm gì đó khác biệt hơn.
“Với homestay và Airbnb, trước đây các bạn chỉ làm với căn hộ thật xinh, thiết kế phong cách để nhìn cho nó hơi đặc biệt một chút. Bây giờ số lượng tăng trưởng Airbnb và homestay rất cao, các bạn phải làm gì đó khác biệt. Không chỉ tập trung bán online mà phải xác định nhắm đến ai, đối tượng ấy có sở thích thế nào để thiết kế căn hộ đúng ý họ”, chị Quyên chia sẻ trên sóng Café khởi nghiệp cách đây không lâu.
Cũng theo CEO Sanouva Hotel Group, người kinh doanh homestay nên có thêm bước phân tích thị trường chứ không chỉ đơn thuần tập trung hoạt động mua bán. Ví dụ nên xem lại nguồn khách trong 1 năm gần đây đến từ đâu, bây giờ giá cả thị trường thế nào, cùng một phân khúc thì nên bán mức giá nào cho thời điểm nào,…
“Vì mức độ cạnh tranh giờ rất cao, nên quan trọng nhất vẫn là các bạn phải mang lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, nâng cấp lợi thế cạnh tranh để luôn là người dẫn đầu”, chị Quyên cho hay.
Source link