Tính cơ chế đặc thù cho dự án giao thông cấp bách

[ad_1]

Ngày 30-11, Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 22 , khóa X tiếp tục ngày làm việc thứ hai. Một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại hội nghị lần này là kết quả phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội , ngân sách năm 2018 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của TP.HCM năm 2019.

Tăng trưởng đạt chỉ tiêu nhưng còn nhiều thách thức

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm cho biết năm 2018, kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn ước tăng 8,3%, hoàn thành chỉ tiêu đề ra (cùng kỳ tăng 8,25%).

Từ đầu năm đến nay, UBND TP đã giao tổng kế hoạch đầu tư công là 34.375 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách TP là 30.668 tỉ đồng. Nguồn vốn này được bố trí tập trung xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, qua đó đã tác động sâu sắc đến rất nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Nhiều công trình, dự án được đầu tư đã kịp thời giải quyết những yêu cầu bức thiết về ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường.

Về chương trình xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư khu đô thị Thủ Thiêm, ông Liêm cho biết TP đang xem xét các nội dung liên quan khu đất hơn 30 ha ở phường Bình Khánh (quận 2) về cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục và hiện trạng các dự án trên phần diện tích 160 ha đất tái định cư khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tuy nhiên, ông Liêm cũng đánh giá TP.HCM thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 trong điều kiện có nhiều khó khăn.

Theo đó, việc thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, giám sát diễn ra xuyên suốt trong năm một mặt giúp TP thấy rõ các hạn chế, khuyết điểm, vi phạm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới nhưng mặt khác ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của TP. Chất lượng tăng trưởng kinh tế dù đạt chỉ tiêu nhưng còn nhiều thách thức với những điều kiện về nguồn lực, nguồn vốn đầu tư…

TP.HCM: Tính cơ chế đặc thù cho dự án giao thông cấp bách - Ảnh 1.

Một đoạn tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bảy chương trình đột phá chưa tạo được kết quả nổi bật, có chương trình chậm tiến độ, có nguy cơ không đảm bảo chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 nếu không có những biện pháp, giải pháp quyết liệt hơn.

Cùng đó là cải cách thủ tục hành chính chưa chuyển biến nhiều, doanh nghiệp và người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác phối hợp giữa các sở/ngành, quận/huyện trong thực thi công vụ còn hạn chế, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến kéo dài thời gian xử lý hồ sơ.

Tập trung cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh

Về cải cách hành chính, trong năm 2019, ông Liêm cho biết TP phấn đấu nâng điểm chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) vào nhóm các tỉnh, thành dẫn đầu. TP.HCM cũng sẽ phấn đấu đạt chỉ số cải cách hành chính (PAR-index) vào nhóm 10 tỉnh, thành có điểm cao nhất và phấn đấu nâng điểm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước.

Để thực hiện các mục tiêu trên, TP.HCM sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước qua phân cấp, ủy quyền trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh…

TP.HCM cũng tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP gắn với tái cấu trúc kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả; tập trung xây dựng khu đô thị sáng tạo theo kế hoạch đã đề ra; kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp.

Năm 2019, TP.HCM sẽ tập trung thực hiện 20 chỉ tiêu đặt ra với tốc độ tăng trưởng dự kiến – GRDP đạt 8,3%-8,5%; thành lập mới 46.200 doanh nghiệp.

Cũng năm này, TP sẽ hoàn thành chỉ tiêu tăng thêm 75 km đường giao thông, xây dựng mới 17 cây cầu. Kéo giảm ùn tắc giao thông; giảm 5% số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2018; vận tải hành khách công cộng đáp ứng được từ 11,2% nhu cầu giao thông đô thị.

Tập trung xóa 11 tuyến đường ngập

Đáng chú ý, TP sẽ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện điều này, TP.HCM đề ra việc xây dựng cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian và các khâu trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án giao thông cấp bách. Điều này nếu được thực hiện sẽ đảm bảo bàn giao mặt bằng trước tháng 7-2019 để xây dựng hoàn thành các dự án trong năm 2020.

Ngoài ra, TP cũng khẩn trương giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, hoàn thành thủ tục triển khai tiếp tục dự án metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên và dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành-Tham Lương.

Trong vấn đề chống ngập, trong năm 2019, TP.HCM đặt mục tiêu sẽ xóa/giảm ngập bảy tuyến đường ngập nước do mưa (gồm Huỳnh Tấn Phát, Ba Vân, Mai Thị Lựu, Bàu Cát, Trương Công Định, Nguyễn Hữu Cảnh và Tân Quý) và bốn tuyến đường ngập nước do triều (gồm Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Huỳnh Tấn Phát, quốc lộ 50).

Bắt hơn 3.400 người phạm tội

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong năm 2018, Công an TP.HCM đã tăng cường bố trí lực lượng kiểm soát, tuần tra, phục kích bí mật tại các khu vực, tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về hình sự; triển khai thí điểm hình thành lực lượng hình sự đặc nhiệm một cấp tại Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm hướng Nam. Qua đó, tội phạm hình sự đã giảm so với cùng kỳ, tỉ lệ điều tra, khám phá được nâng lên. Các loại án cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản tiếp tục được kéo giảm.

Cụ thể, năm nay, tính đến hết tháng 11, trên địa bàn TP xảy ra 4.086 vụ phạm pháp hình sự, giảm 225 vụ so với cùng kỳ. Đã điều tra, khám phá 3.038 vụ, đạt hơn 72% và bắt 3.428 người phạm tội.

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *