Tiềm ẩn rắc rối trong quản lý vận hành khi đi vào hoạt động

[ad_1]

Tại “Diễn đàn bất động sản du lịch biển Việt Nam 2018” do báo The LEADER tổ chức, Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết hiện tại thị trường có tổng nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng lưu trú lớn nhất là Nha Trang. 

“Mặc dù sinh sau đẻ muộn so với Đà Nẵng nhưng thị trường này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và vượt xa sự tưởng tượng trong 3 năm qua. Tổng nguồn cung lưu trú tại Nha Trang là gần 25 ngàn căn; trong đó có khoảng ½ số căn đang được xây dựng, và dự kiến đến năm 2020, tất cả các dự án này sẽ được hoàn thiện”, Bà Dung nhấn mạnh.

Cũng theo bà Dung, Nha Trang cũng được dự báo là thị trường du lịch biển có nguồn cung dồi dào nhất trong 2 năm tới, tiếp sau đó là Đà Nẵng, Hạ Long và Phú Quốc. Hiện nay, Nha Trang và Đà Nẵng là hai thị trường tiên phong trong phát triển khách sạn trung và cao cấp.

Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, nhưng so với các thị trường lân cận, 4 địa phương này vẫn còn cách khá xa. Lấy dẫn chứng từ Phuket (Thái Lan) tổng lưu trú tích luỹ hiện nay ở khoảng 98.000 căn bao gồm 80.000 phòng khách sạn 4-5 sao. Một thị trường phát triển mạnh hơn thế nữa là Pattaya (Thái Lan) với tổng lưu trú tích luỹ là 130.000 phòng.

Nhìn nhận ở góc độ tích cực, bà Dung cho rằng đây sẽ là tiềm năng rất lớn đề bất động sản du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển thị trường.

Đồng quan điểm với bà Dung, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết trong khi thị trường chung cư và căn hộ ổn định bất động sản nghỉ dưỡng đang là điểm sáng.

Theo ông Hà, với lợi thế bờ biển dài, an ninh tốt, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam rất thuận lợi để phát triển. Nhiều dự án cao cấp được xây dựng dọc theo đất nước, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

Trong đó, ‘time share’, mà điển hình là mô hình condotel đã hút đầu tư mạnh trong thời gian qua, giúp tạo ra những khu du lịch, nghĩ dưỡng cao cấp, đồng bộ tại các thành phố biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc.

Ước tính năm 2017, có 12.500 sản phẩm bất động sản du lịch như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiến hành giao dịch. Sang năm 2018, các giao dịch tập trung sang các điểm sáng như Quy Nhơn, Quảng Bình, Vân Đồn, Bắc Vân Phong…

Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản- Bộ Xây dựng: “2 năm trở lại đây, bất động sản du lịch đang nổi lên là một lĩnh vực kinh doanh mới tại Việt Nam”.

“Với bất động sản nghỉ dưỡng, các chính sách liên quan đến đầu tư kinh doanh, bảo trì, bất động sản du lịch cũng cần phải được hoàn thiện như quy định, hướng dẫn cụ thể về thời hạn sở hữu condotel, nghỉ dưỡng” ông Khởi nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Bộ Xây dựng, nhà chung cư hiện tranh chấp giữa chủ đầu tư và người sở hữu cũng rất căng thẳng về bảo trì, sở hữu. Condotel cũng gần giống mô hình nhà chung cư, nhưng quản lý vận hành thì người chủ sở hữu lại ủy quyền cho nhà đầu tư vận hành. Việc bảo trì các căn hộ condotel thế nào, quản lý ra sao, mô hình chia sẻ lợi nhuận… đều chưa có quy định của Nhà nước.

Ông Khởi cũng nhấn mạnh, để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư cần có sự hướng dẫn của Nhà nước, các hợp đồng mua bán, ủy quyền cũng phải được hướng dẫn mẫu để một số quy định tối thiểu cần phải có trong hợp đồng này, thì mới giúp cho mọi người huy động được nguồn vốn.

“Hiện nay Bộ Xây dựng đang phối hợp để xây dựng và ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển du lịch bền vững. Với bất động sản nghỉ dưỡng, các chính sách liên quan đến đầu tư kinh doanh, bảo trì, bất động sản du lịch cũng cần phải được hoàn thiện như quy định, hướng dẫn cụ thể về thời hạn sở hữu condotel, nghỉ dưỡng”, ông Khởi cho biết.

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *