Quản lý tài sản hạn chế rủi ro như thế nào đối với dự án bất động sản?

[ad_1]

Theo JLL, nhiều chủ đầu tư BĐS tại Việt Nam đang dần nhận ra tầm quan trọng của việc bổ nhiệm sớm một đơn vị quản lý tài sản chuyên nghiệp, ngay tại giai đoạn thiết kế hoặc xây dựng nhằm kiểm soát chi phí vận hành và khắc phục rủi ro trước khi đưa dự án đi vào hoạt động.

Theo đơn vị này, quản lý tài sản là công việc rất quan trọng có tác động trực tiếp đến chất lượng và chi phí vận hành của mỗi tòa nhà. Một dự án BĐS tốt phải đi đôi với quản lý tài sản hiệu quả.

Quản lý tài sản hạn chế rủi ro như thế nào đối với dự án bất động sản? - Ảnh 1.

Theo JLL, quản lý tài sản là công việc rất quan trọng có tác động trực tiếp đến chất lượng và chi phí vận hành của mỗi tòa nhà

Ông Gareth Powell, Giám đốc Bộ phận Quản lý tài sản bất động sản tại JLL Việt Nam cho rằng, quản lý tài sản là việc không thể thiếu trong một dự án BĐS cao cấp. Chủ đầu tư phải cân nhắc tầm quan trọng của việc quản lý tài sản giống như việc đảm bảo chất lượng của thiết kế và xây dựng, nhằm đáp ứng được hiệu quả vận hành tòa nhà và nhu cầu của cư dân.

Vị Giám đốc này chỉ ra những tác động từ tầm quan trọng của quản lý tài sản BĐS.

Về hiệu quả: Nhiều tòa nhà có thiết kế nội thất và ngoại thất kiến trúc rất ấn tượng. Tuy nhiên, một số thiết kế này gây trở ngại công tác vận hành cũng như không tận dụng được không gian tốt nhất, thêm vào đó là chi phí bảo trì tài sản sẽ đắt đỏ hơn và làm tăng rủi ro cho tòa nhà.

Những rủi ro trên hoàn toàn có thể tránh được nếu có sự góp mặt của bộ phận quản lý tài sản trong mọi giai đoạn phát triển dự án. Điển hình như một số dự án thiết kế khu vực tiện ích công cộng quá lớn khiến chi phí vận hành tăng cao.

Về cư dân: Một tòa nhà được đánh giá là thân thiện với cư dân là nơi được xây dựng và vận hành đáp ứng nhu cầu sức khỏe và sự hài lòng của cư dân. Nhiều kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất, các nền tảng cộng nghệ BĐS và những nhà cung cấp dịch vụ ngày càng nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe cho cộng đồng, vì cuối cùng người thuê nhà và cư dân mới là nguồn doanh thu chính cho tòa nhà.

Do đó, quản lý tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự hài lòng của cư dân. Việc hoạch định chiến lược và quy trình hoạt động hợp lý sẽ giúp chủ đầu tư đạt được mục tiêu này.

Về xu hướng: Hiện nay, việc bổ nhiệm đơn vị quản lý tài sản uy tín nằm khá thấp trong danh sách ưu tiên của chủ đầu tư, bởi lẽ họ chưa nhận ra những lợi ích và giá trị mà những nhà quản lý tài sản quốc tế thực sự có thể mang lại. Trong những năm tới, chiến lược của chủ đầu tư tại Việt Nam cần phải thay đổi.

Quản lý tài sản cần phải tham gia nhiều hơn như một phần của nhóm phát triển ở giai đoạn đầu. Khi thị trường trưởng thành và cạnh tranh tăng lên, điều quan trọng là các chủ đầu tư phải định vị mình với đối thủ cạnh tranh, không chỉ trong thiết kế mà còn trong các dịch vụ quản lý cao cấp làm hài lòng cư dân.

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *