Lấy lý do bí mật để không công khai quy hoạch

[ad_1]

Chiều 2/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch. Bày tỏ quan tâm đến quy định về công bố công khai thông tin quy hoạch, ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng, trên thực tế, người dân, đặc biệt là nhà đầu tư rất quan tâm, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nên thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận quy hoạch. Nhiều quy hoạch dù được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của luật chuyên ngành nhưng chưa được công bố công khai hoặc thậm chí không được công bố công khai.

Trên cơ sở đó, ông Thịnh đề nghị, dự án luật cần quy định chi tiết hơn tại Điều 40 Luật Quy hoạch về các hình thức công bố quy hoạch, đặc biệt là các quy hoạch cấp dưới như quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Ngoài ra dự án luật cần quy định cụ thể các trường hợp quy hoạch không cần công bố, nếu có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước. Theo ông, quy định như vậy là cần thiết, tránh hiện tượng cơ quan có thẩm quyền lấy lý do bí mật để từ chối công bố quy hoạch.

Liên quan đến quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất, ông Thịnh nhất trí với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Tuy nhiên, ông lưu ý về độ “vênh” giữa thời gian quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Lĩnh vực sử dụng đất có thời gian quy hoạch là 10 năm, trong khi quy hoạch xây dựng có nhiều thời hạn: 5 năm, 10 năm, 20 năm. Việc lập quy hoạch sử dụng đất được lập theo đơn vị lãnh thổ hành chính, ngược lại quy hoạch đô thị không hoàn toàn theo đơn vị lãnh thổ hành chính.

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị cần điều chỉnh về các tiêu chí, thời gian, thẩm quyền cũng như không gian áp dụng đối với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đảm bảo một quy hoạch sử dụng đất sẽ được xem xét tổng thể, tránh chồng chéo, tránh bị vênh nhau do thời gian và không gian khác biệt.

ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) thì cho rằng, cần lập thêm phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong quy hoạch tỉnh. Bởi quy hoạch đất đai có tính chuyên ngành như quy hoạch xây dựng. Và hầu hết các tỉnh, thành phố hiện nay phát triển đều dựa vào quy hoạch sử dụng đất đai. Cho nên cần lập thêm phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh nằm trong quy hoạch tỉnh.

Theo Thành Nam

Tiền Phong

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *