Hợp long cầu Bạch Đằng, đánh thức nhiều vùng đất đang ngủ yên

[ad_1]

Chứng minh người Việt có thể làm những công trình lớn

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cho biết khi làm việc với giới chuyên môn nước ngoài, họ rất nghi ngờ năng lực của các kỹ sư Việt Nam. Nhưng với cây cầu này, chúng ta đã chứng minh cho cả thế giới thấy kỹ sư, con người Việt Nam có thể làm được những công trình lớn, phức tạp.

Ông Chính cho biết, khi thực hiện xây dựng cầu Bạch Đằng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh phải nghiên cứu rất kỹ làm sao vừa đảm bảo thông thủy cho tàu trọng tải lớn đi qua, vừa không ảnh hưởng đến sân bay Vân Đồn. Bởi sân bay Vân Đồn chỉ cách cầu có 6km. Đây là việc rất nan giải, phức tạp. “Cây cầu đã đánh thức nhiều vùng đất đang ngủ yên vươn mình để phát triển kinh tế”, ông Chính nói.

Hợp long cầu Bạch Đằng, đánh thức nhiều vùng đất đang ngủ yên - Ảnh 1.

Cầu Bạch Đằng trong ngày hợp long

Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, riêng cầu Bạch Đằng dài 3km, kết cấu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tĩnh không thông thuyền rộng 250m, cao hơn 48m, chịu được động đất cấp 8.

Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp do chính kỹ sư, công nhân Việt Nam thi công. Cây cây không chỉ mang ý nghĩa phát triển kinh tế tam giác Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh mà còn nối đôi bờ sông Bạch Đằng lịch sử.  Ông Long nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho các dự án giao thông còn hạn hẹp, việc cầu Bạch Đằng hợp long hôm nay đánh dấu mốc quan trọng để chuẩn bị đưa vào sử dụng. Đây là minh chứng sinh động của tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện sáng tạo các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, tinh thần quyết liệt, chủ động, tích cực, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn nhằm phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông.

Hợp long cầu Bạch Đằng, đánh thức nhiều vùng đất đang ngủ yên - Ảnh 2.

Ông Phạm Minh Chính và các đại biểu chứng kiến lễ hợp long cầu

Rút ngắn một nửa thời gian từ Hà Nội đi Hạ Long 

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Cienco 1, kiêm Chủ tịch Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng cho biết, công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Cây cầu kết nối giao thông thuận tiện với Hải Phòng và Hà Nội, rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố Hạ Long đi Hà Nội chỉ còn một nửa. Đến nay, cây cầu đã đủ điều kiện để đốt dầm, hợp long, kết nối hai bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và nhà thầu cũng như đơn vị giám sát đã tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo cầu đạt chất lượng tốt nhất.

Theo ông Hòa, đây là công trình dây cầu văng nhiều nhịp lớn thứ 3 trên thế giới và là biểu tượng về kỹ thuật xây dựng cầu đường mới của Việt Nam. Bởi đây có nhiều yếu tố kỹ thuật cực kỳ phức tạp, một trong hai cây cầu được tổ chức thi công tại Việt Nam.

Cây cầu này đã chứng minh năng lực chuyên môn vượt bậc của các kỹ sư, công nhân Việt Nam. Đến 30/6, cầu Bạch Đằng chính thức thông xe.

Hợp long cầu Bạch Đằng, đánh thức nhiều vùng đất đang ngủ yên - Ảnh 3.
Toàn cảnh cầu Bạch Đằng

Cầu Bạch Đằng bắc qua sông Bạch Đằng từ khu vực quận Hải An, TP.Hải Phòng đến xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Riêng cầu Bạch Đằng có ba trụ tháp, trụ tháp giữa cao 99,74m, trụ tháp hai bên cao 94,5m với bốn nhịp cầu dây văng. Khi thông cầu, quãng đường di chuyển Hà Nội – Hạ Long còn 130km (trước là 180km); Hải Phòng – Hạ Long còn 25km (trước là 75km).

Cầu Bạch Đằng được đầu tư theo hình thức BOT với kinh phí khoảng 7.200 tỷ đồng, do Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng làm chủ đầu tư.

[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *