[ad_1]
Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 798,5 triệu USD và vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 590,3 triệu USD. Công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình công cộng, rà phá bom mìn, thuế VAT, quản lý dự án… sử dụng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Ngày 2/8/2017, đoạn tuyến sử dụng nguồn vốn vay của JICA gồm 8 gói thầu xây lắp có tổng chiều dài là 65km từ nút giao Túy Loan (Km0+000) thuộc thành phố Đà Nẵng và điểm cuối tại nút giao Tam Kỳ (Km65+000) thuộc tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thông xe đưa vào khai thác phát huy hiệu quả.
Đến nay đoạn tuyến còn lại sử dụng nguồn vốn vay của WB gồm 5 gói thầu từ nút giao Tam Kỳ (Km65+000) thuộc tỉnh Quảng Nam đến nút giao Quảng Ngãi (Km131+500) thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã cơ bản hoàn thành đủ điều kiện đế thông xe đưa vào khai thác.
Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) – chủ đầu tư, việc hình thành tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các trung tâm kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các khu công nghiệp của Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, góp phần phân luồng giao thông hiệu quả để kết nối vận chuyển quốc tế trong khu vực tam giác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia qua Hành lang kinh tế Đông – Tây đến các cảng biển miền Trung Việt Nam.
Trước đó, VEC ban hành mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn Km0+000 – Km65+000) trong đó mức giá thấp nhất là 20.000 đồng/lượt xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng và cao nhất của đoạn tuyến này là 380.000 đồng/lượt đối với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40feet.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết dự án đến thời điểm hiện tại đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo yêu cầu thông xe để đưa vào khai thác dự kiến vào ngày 30/7 tới đây.
Theo Nhịp sống kinh tế
Source link