[ad_1]
CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (KPF) đã công bố BCTC quý 2/2018 với doanh thu tăng mạnh từ 14 tỷ lên 70 tỷ đồng, giá vốn tương ứng tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp Công ty điều chỉnh từ 1,5 tỷ về 500 triệu đồng.
Mặt khác, doanh thu tài chính trong kỳ tăng đột biến, ghi nhận hơn 9 tỷ đồng cùng 1 tỷ phát sinh từ thu nhập khác, kết quả là lợi nhuận sau thuế quý 2/2018 tăng gần 60 lần lên 2,3 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2017 chỉ đạt 39 triệu đồng.
Phía KPF cũng giải trình nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 2 tăng tốt, chủ yếu nhờ công tác đẩy mạnh hoạt động thương mại buôn bán vật liệu xây dựng và ghi nhận hợp nhất từ kinh doanh bất động sản từ công ty con là Đầu tư Cam Lâm, đồng thời một phần đà tăng cũng đến từ doanh thu tài chính.
Riêng về Cam Lâm, quý 1 từ mang về doanh thu thuần đột biến (đạt 231,56 tỷ đồng) cho KPF. Được biết, Cam Lâm là chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Prime – Prime Resorts and Hotels tại Khánh Hòa – dự án này cũng được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho KPF trong năm 2018 và những năm sắp tới.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Công ty cũng tăng trưởng mạnh mẽ, từ 26,4 tỷ lên hơn 301 tỷ đồng, giá vốn có tăng song với tỷ lệ thấp hơn, theo đó lãi gộp KPF ghi nhận tăng gần 15 lần lên 30 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt 2 tỷ). Doanh thu tài chính phát sinh gần 10 tỷ, kết quả là lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm tăng khủng hơn 108 lần, từ mức 194 triệu lên 21 tỷ đồng.
Được biết, ĐHĐCĐ KPF đã thông qua các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 971,6 tỷ đồng, tăng 880,45% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 96,4 tỷ đồng, tăng trưởng 489,47%; lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt 90,5 tỷ đồng, tăng trưởng 453,12%. So với kế hoạch, kết thúc 2 quý đầu năm, KPF đã hoàn thành được 31% kế hoạch doanh thu và 22% kế hoạch lãi sau thuế.
Về KDF, tiền thân là CTCP Tư vấn Dự án Quốc tế KPF được thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng. KPF hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính gồm khai thác cát sông Hồng, phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao và góp vốn đầu tư bất động sản. Công ty chính thức niêm yết trên sàn HoSE từ tháng 3/2016 với giá tham chiếu 12.600 đồng/cp, tuy nhiên tình hình kinh doanh sau đó lại kém sắc, cổ phiếu cũng lèo tèo về mốc dưa cải 5.000 đồng/cp.
Đến cuối năm 2017, KPF trở thành hiện tượng của thị trường khi liên tục kịch trần, tăng đến 740% lên mức đỉnh 42.000 đồng/cp chỉ sau 2 tháng, đi cùng với đó là cuộc đua thoái vốn của cổ đông nội bộ. Đến nay, cổ phiếu KPF đã điều chỉnh về vùng giá 29.000 đồng/cp, theo đó với lý do giá không đạt kỳ vọng khiến nhiều lãnh đạo không thể bán ra cổ phiếu Công ty.
Biến động cổ phiếu KPF 1 năm qua.
Mới đây, đầu tháng 5/2018 CTCP Xây dựng số 3 (HNX: VC3) có xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc nhận chuyển nhượng cổ phiếu để sở hữu đến 51% cổ phần KPF, trong đó VC3 ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT gửi công văn đến KPF đề xuất việc mua 51% cổ phần mà không phải thực hiện chào mua công khai.
Source link