Được sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, đường vành đai 4 đang trong quá trình xây dựng, góp phần giải quyết bài toán giao thông. Đường Vành đai 4 có vị trí chiên lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Bình Dương.
(Bản phác thảo bản đồ đường Vành Đai 4 – vẽ nháp bởi Địa Ốc Thông Thái)
Lộ trình Đường Vành đai 4 – TP.HCM bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), tuyến hướng về sân bay quốc tế Long Thành, giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (Km 39 + 150), tuyến hướng lên phía Bắc giao với quốc lộ 1A tại thị trấn Trảng Bom (Km 1834 + 700), vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với quốc lộ 13 (Km 30 + 700) tại Bến Cát, vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, giao cắt quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi, đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.
Quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (02 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.
Diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch khoảng 2.061 ha, trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 184 ha; Đồng Nai khoảng 273 ha, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 452 ha; Bình Dương khoảng 441 ha, Long An khoảng 711 ha.
Contents
Đường Vành Đai 4 khi nào khởi công và hoàn thiện
Theo nguồn thông tin từ văn phòng chính phủ (cập nhật 2011) thì tiến độ xây dựng đường Vành Đai 4 theo từng đoạn tuyến như sau:
- Đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) đến Trảng Bom – Đồng Nai (quốc lộ 1A) tiến độ đặt ra là phải hoàn thành trước năm 2020. Theo như bản đồ bên trên thì phân đoạn đường Vành Đai 4 này sẽ cắt ngang địa phận tỉnh Đồng Nai, chạy song song với quốc lộ 51 và có đi ngang qua sân bay Long Thành. Có thể thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư địa ốc tại khu vực Đồng Nai đối với đường Vành Đai 4 là rất lớn. Tuy nhiên, với tiến độ chậm chạp như hiện nay, khi nào đường Vành Đai 4 Đồng Nai khởi công vẫn là một ẩn số. Có lẽ phải chờ thêm một thời gian nữa thông tin chính thức mới được đưa ra. Địa Ốc Thông Thái sẽ luôn theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất trong bài viết này.
- Đoạn từ quốc lộ 1A (Trảng Bom – Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) dự kiến hoàn thành trước 2025. Đây là đoạn Vành Đai 4 hoàn thiện sau cùng. Dự kiến sau khi đoạn đường này hoàn thành sẽ khép kín đường Vành Đai 4.
- Đoạn quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) đến quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2024. Đoạn Vành Đai 4 từ quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) đến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương (Bến Lức – Long An) dự kiến hoàn thành trước 2023. Hai phân đoạn này dự kiến sẽ thúc đẩy giá bất động sản tại khu vực Củ Chi. Tuy nhiên theo đánh giá của Địa Ốc Thông Thái, các nhà đầu tư nên thận trọng khi mua đất đón đầu đường Vành Đai 4 tại Củ Chi bởi với tiến độ triển khai và thi công dự án VĐ4 như hiện nay, vốn của nhà đầu tư sẽ bị chôn cùng BĐS trong thời gian dài mới có thể sinh lời như kỳ vọng.
- Đoạn Bến Lức – Long An (giao với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương) đến cuối tuyến trục Bắc – Nam TP Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2017. Tại thời điểm cuối tháng 6/2016, UBND TP.HCM có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép đầu tư dự án đường vành đai 4 TP.HCM đoạn Bến Lức – Hiệp Phước theo hình thức BOT. Trong năm 2017 đã có rất nhiều tin tức về việc chuẩn bị đầu tư đường Vành Đai 4 đoạn Bến Lức – Hiệp Phước. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại là 2019, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự triển khai thi công đường Vành Đai 4 phân đoạn này.
Quy hoạch tuyến Vành Đai 4 – Bình Dương hưởng lợi
Đường Vành Đai 4 đi qua 2 huyện Tân Uyên và Bến Cát tỉnh Bình Dương. Kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Vành đai 4 dài 197,6 km, rộng 120 m, có 6 làn đường cao tốc và hai làn đường song hành. Do nằm giữa 4 tỉnh còn lại nên Bình Dương trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ. Tuyến đường vành đai 4 sau khi thông xe sẽ mang lại nhiều lợi ích về cả mặt giao thông lẫn kinh tế.
Phạm vi dự án với điểm đầu nằm ở nút giao Bến Lức (giao giữa đường cao tốc TPHCM – Trung Lương với đường tỉnh 830 thuộc địa phận thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An; điểm cuối kết nối với đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch cảng Hiệp Phước thuộc địa phận xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM.
Sau khi hình thành, tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TPHCM. Ngoài ra, tuyến đường cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Sơ đồ đường Vành Đai 4
Giải quyết bài toán giao thông là lợi ích đầu tiên sau thông xe. Trước đó, vì là trung tâm kinh tế – chính trị của Bình Dương, TP Mới luôn gặp các vấn đề ách tắc ở các nút giao thông chính. Vành đai 4 thông xe san sẻ bớt gánh nặng của các tuyến đường này, đảm bảo việc lưu thông dễ dàng và thuận lợi.
Tiết kiệm thời gian, chi phí: Đây là mục đích hàng đầu khi hình thành các tuyến đường. Nhờ sự xuất hiện của đường Vành đai 4 quãng đường lưu thông đến các khu vực nội bộ Bình Dương, TP.HCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, Long An được rút ngắn. Cụ thể: Vành đai 4 cách đường Mỹ Phước Tân Vạn chưa đầy 1 km. Trong khi đó, Mỹ Phước Tân Vạn là đường nội bộ chính đến các trung tâm hành chính của thành phố Mới. Từ Vành đai 4 đoạn phố thương mại GCape Town xuống trung tâm thành phố HCM chỉ còn 25km (35-40 phút di chuyển). Cách Tân cảng Cát Lái – Cảng biển lớn nhất Việt Nam 35 km. Cách sân bay Long Thành 40km. Như vậy, đi qua Vành đai 4 – GCape Town sẽ rút ngắn đến 1/3 quãng đường so với các tuyến đường khác. Nhờ việc rút ngắn quãng đường, thời gian, chi phí đi lại cũng được tiết kiệm tối đa.
Đưa Bình Dương hòa nhập Quốc tế chính là mục tiêu chiến lược của đường Vành đai 4. Do kết nối thẳng với cảng Cát Lái, sân bay Long Thành lại là trung tâm trung chuyển hàng hóa của miền Nam nên Bình Dương sẽ giao thương dễ dàng với Quốc tế.
Thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển theo quy tắc lan tỏa. Vành đai 4 là một tuyến đường có quy mô Quốc gia. Khi đi vào hoạt động, các dịch vụ ăn theo sẽ phát triển rầm rộ tạo thành một dải đất sầm uất, náo nhiệt nối liền với TP.HCM. Sự phát triển nhà cửa, kinh tế ở khu vực hai bên đường Vành đai 4 kéo theo tác động kinh tế ở vùng phụ cận. Nhờ vậy, không chỉ mặt tiền hưởng lợi mà các vùng nằm sâu phía trong cũng được nhờ. Từ đó, kinh tế Bình Dương có những bước biến chuyển vững.
Kích thích giá trị bất động sản là diễn biến chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này hoàn toàn có lợi cho thời cuộc vì nơi nào có giá trị bất động sản cao chứng tỏ tiềm năng của nó. Giao thông nhanh chóng phát triển nhộn nhịp, công ty, xí nghiệp và các dịch vụ mọc lên kích thích giá trị bất động sản ở Vành đai 4.
Giải quyết vướng mắc trên đường vành đai 4 đoạn Bến Lức – Hiệp Phước
Đối với dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc đường Vành Đai 4, hiện nay vẫn còn vướng trong khâu giải phóng mặt bằng. Trong thời gian tới, UBND TPHCM và tỉnh Long An sẽ nỗ lực giải quyết xong và bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư thực hiện dự án.
Đối với dự án thành phần đoạn Bến Lức – Hiệp Phước thuộc đường Vành đai 4 TPHCM, theo trình bày của đơn vị tư vấn, khi thực hiện dự án này sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của TPHCM và tỉnh Long An.
Đồng thời, tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ, tạo điều kiện giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô của TPHCM; tạo điều kiện kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với khu vực miền Đông Nam Bộ.
Về phạm vi dự án, điểm đầu nằm ở nút giao Bến Lức (giao giữa đường cao tốc TPHCM – Trung Lương với đường tỉnh 830) thuộc địa phận Thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An; điểm cuối dự án kết nối với đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch cảng – công nghiệp Hiệp Phước thuộc địa phận xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM.
Dự án thành phần đoạn Bến Lức – Hiệp Phước thuộc đường Vành đai 4 TPHCM có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương như: Tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc); TPHCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè.
Mặt cắt ngang đường giai đoạn hoàn chỉnh gồm 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m; trên tuyến có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao Quốc lộ 1A. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là hơn 6.707 tỷ đồng.
Về phương án tài chính, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, vốn huy động của nhà đầu tư và vốn hỗ trợ của Nhà nước thông qua quỹ đất đối ứng của các địa phương. Phương án hoàn vốn từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ, hỗ trợ của nhà nước. Dự án dự kiến sẽ được triển khai đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT.
TPHCM ủng hộ việc triển khai thực hiện dự án và giao cho Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) tính toán nghiên cứu tham gia đầu tư để hỗ trợ cho Bộ Giao thông – Vận tải cũng như đơn vị đầu tư có thêm nguồn vốn. Tuy nhiên, việc thu phí hoàn vốn dự án, Bộ cần nghiên cứu kỹ.