Thanh tra Chính phủ nói gì về việc xử lý công trình vi phạm tại Sóc Sơn?

[ad_1]

Báo chí đặt câu hỏi việc kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc vi phạm sử dụng đất rừng xây dựng tại Sóc Sơn chưa được Hà Nội thực thi nghiêm túc tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/11. Đến nay sau 12 năm, rất nhiều công trình vi phạm đã mọc lên ở Sóc Sơn.

Trả lời vấn đề trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Bùi Ngọc Lam cho biết cơ quan này đánh giá nhiều nội dung trong kết luận thanh tra đã được triển khai nhưng cũng còn những nội dung Hà Nội xử lý chưa triệt để, nhất là những nội dung báo chí đã nêu như xây dựng nhà hàng, các khu vui chơi giải trí.

“Chính vì điều đó Hà Nội đã ban hành quết định giao cho thanh tra Thành phố tiến hành thanh tra phát hiện ra vi phạm, chất chỉnh thiếu sót khuyết điểm”, vị Phó Tổng TTCP nói. Đồng thời, thanh tra Thành phố cũng đôn đốc việc thực thi của thành phố, huyện đối với các nhà hàng, đơn vị vi phạm trong kết luận.

Thanh tra Chính phủ nói gì về việc xử lý công trình vi phạm tại Sóc Sơn? - Ảnh 1.

Một số công trình xây dựng tại Sóc Sơn. Ảnh. Sơha

Về phía Thanh tra Chính phủ, cơ quan này khẳng định tiếp tục theo dõi, kiểm tra đôn đốc Hà Nội trong việc thực thi kết luận. Hà Nội có kết luận chính thức sẽ thông báo tới công luận.

Từ đầu những năm 2000, nhiều công trình như biệt phủ, biệt thự đã được xây dựng trên rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà Nội. Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đưa ra kết luận về những vi phạm này, yêu cầu Hà Nội xử lý.

Vụ việc “xẻ thịt” hàng trăm hecta rừng phòng hộ tại Sóc Sơn lại nóng lên khi sau 12 nămcông trình cũ không được cưỡng chế thậm chí còn nhiều công trình mới mọc lên.

Vừa qua, ngày 30/10,chỉ chỉ đạo các đơn vị liên quan phải tổ chức cưỡng chế các công trình sai phạm ở Sóc Sơn.

Cụ thể, với 27 công trình vi phạm mới trên đất ừng đặc dụng, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội và huyện Sóc Sơn phải tổ chức cưỡng chế vi phạm. Theo ông Chung, trước hết, cần thông báo để các hộ tự tháo dỡ. Nếu các hộ không chủ động thực hiện thì ra quyết định cưỡng chế để tháo dỡ. Với các công trình vi phạm từ trước, phải thực hiện đúng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Ngày 1/11, ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sóc Sơn, cho biết UBND huyện đã phê duyệt kế hoạch cưỡng chế một số công trình vi phạm, đồng thời giao các ban ngành liên quan giám sát quá trình xử lý.

[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *