[ad_1]
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp HÐND thành phố khóa XV vào tháng 12, trong đó có vấn đề bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước trong khu phố cổ cho người dân đang thuê.
Cụ thể, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị thành phố thực hiện việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước trong khu phố cổ cho người dân đang thuê. Nhiều hộ dân trên tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường nộp hồ sơ mua nhà 5 năm chưa được giải quyết.
Về vấn đề này, UBND TP.Hà Nội cho biết, ngày 29/4/2009 Sở Xây dựng có văn bản báo cáo UBND thành phố đề nghị đối với khu bảo tồn, tôn tạo cấp 1 có diện tích khoảng 19ha trong khu phố cổ, tạm thời chưa làm thủ tục bán nhà theo Nghị định số 61/CP cho các hộ gia đình.
Đồng thời, đề nghị UBND thành phố giao các ngành: Xây dựng, Văn hóa Thể thao, Du lịch, Quy hoạch Kiến trúc, UBND quận Hoàn Kiếm kiểm tra lại những nhà nằm ngoài khu bảo vệ, tôn tạo cấp 1 theo Quyết định của Bộ Xây dựng để UBND thành phố cho phép các hộ gia đình tại khu phố cổ được mua nhà theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ. Và đến ngày 24/10/2009, Bộ Xây dựng có văn bản đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng.
Ngày 5/12/2011 liên ngành Sở Xây dựng – UBND quận Hoàn Kiếm có văn bản báo cáo UBND thành phố trong 509 biển số nhà đã rà soát có 217 biển số nhà không có hộ thuê nhà của Nhà nước; 292 biển số nhà có hộ thuê nhà của Nhà nước trong đó 48 biển số nhà có giá trị đặc biệt (loại 1), 140 biển số nhà có giá trị (loại 2) và 104 biển số nhà không có giá trị (loại 3).
Đáng chú ý, liên ngành đã thống nhất, loại 1 cần bảo tồn nguyên trạng, tạm thời chưa thực hiện bán nhà; Loại 2 cần bảo tồn nguyên trạng mặt đứng và hình khối kiến trúc lớp thứ nhất, người mua phải có cam kết thực hiện nghiêm các quy định về bảo tồn nguyên trạng mặt đứng, hình khối kiến trúc lớp thứ nhất, cam kết này được thể hiện trong phần ghi chú khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; Loại 3 người mua nhà thực hiện theo các quy định hiện hành của thành phố về quản lý công trình nhà ở trong khu phố cổ.
Cùng với đó là kiến nghị UBND thành phố giao Sở Xây dựng triển khai thí điểm đợt 1 bán 20 biển số nhà bất kỳ để rút kinh nghiệm trước khi tổ chức bán đại trà.
Ngày 27/12/2011 UBND thành phố có văn bản chỉ đạo, đối với 104 biển số nhà không có giá trị (loại 3) chấp thuận về chủ trương cho Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội làm thủ tục bán thí điểm 20 biển số nhà (chọn ngẫu nhiên trong 104 biển số nhà) để bán cho các hộ gia đình theo Nghị định số 61/CP).
Riêng đối với 405 biển số nhà còn lại, UBND thành phố giao Sở Xây dựng tiếp tục chủ trì cùng các sở, ngành có liên quan, UBND quận Hoàn Kiếm kiểm tra đề xuất quy định về quản lý, phương án bảo tồn nguyên trạng đối với từng loại, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xác định nhà thuộc sở hữu Nhà nước được bán, không được bán và việc quản lý đối với nhà tư nhân, nhà tự quản.
Sau đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã tổ chức hướng dẫn người dân làm hồ sơ mua nhà theo quy định. Đơn đề nghị mua nhà của các hộ dân đã cam kết cụ thể về sử dụng nhà đất, có xác nhận của UBND phường về sử dụng nhà đất không tranh chấp, khiếu kiện, hộ gia đình cá nhân có hộ khẩu thường trú tại nơi mua nhà.
Cùng với đó, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội xác nhận nhà chưa thuộc diện giãn dân, không nằm trong danh mục công trình có giá trị bảo tồn. Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã lập hồ sơ trình Hội đồng bán nhà ở Thành phố duyệt giá bán cho 20 biển số nhà.
Đến ngày 3/6/2013 UBND thành phố chỉ đạo “Đồng ý cho Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được tiếp nhận đơn xin mua nhà của các hộ dân đang thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với các căn hộ trong 104 căn hộ tại khu vực phố cổ đã được UBND thành phố cho phép bán thí điểm đến hết ngày 05/6/2013. Sau thời điểm trên, việc bán nhà được thực hiện theo Nghị định 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013″.
Ngày 24/10/2013 UBND thành phố đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội (trong đó có danh mục nhà cổ có giá trị đặc biệt và nhà cổ có giá trị).
“Sở Xây dựng sẽ yêu cầu Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội rà soát, phân loại và báo cáo, đề xuất UBND thành phố chỉ đạo xử lý các hồ sơ mua nhà còn lại”, văn bản trả lời kiến nghị cử tri của UBND thành phố chỉ rõ.
Source link