[ad_1]
Mới đây, hàng chục hộ dân chung cư Artemis do Cty CP ACC Thăng Long làm chủ đầu tư lại tiếp tục xuống đường căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư giải thích lý do vì sao nhiều phương tiện của cư dân bị bảo vệ khóa bánh, đồng thời nhiều căn hộ bị cắt điện, nước gây rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt.
Chủ đầu tư thế chấp toàn bộ tòa nhà
Bà Nguyễn Thị Bích Liên – Trưởng ban đại diện cư dân Artemis cho biết, từ 6h sáng 20/11 đến nay một số hộ dân sinh sống tại tầng 6-7 tòa nhà bị chủ đầu tư tự ý cắt nước không lý do, không được thông báo trước.
“Các gia đình này là những người thường xuyên đại diện cho cư dân tòa nhà đứng lên tố những sai phạm của chủ đầu tư thời gian qua. Tôi không hiểu lý do vì sao họ lại bị cắt nước vô lý như vậy”, bà Liên nói.
Anh Hoàng Đình Kiên – đại diện cư dân hiện đang sinh sống tại căn D1 tầng 19 cho biết: “Hiện nay cư dân chúng tôi không thể đi làm sổ đỏ cũng như không thể thế chấp được. Theo tìm hiểu của cư dân thì ngân hàng Eximbank đang nhận thế chấp toàn bộ tòa nhà. Thời gian vừa qua cư dân liên tục gửi đơn yêu cầu chủ đầu tư giải chấp, tuy nhiên chủ đầu tư mới giải chấp được 6 căn hộ còn lại toàn bộ vẫn đang bị thế chấp”.
Cũng theo anh Kiên, hiện nay chủ đầu tư không ra tiếp xúc để giải quyết những bức xúc của cư dân, thậm chí ngày 18/11 vừa qua, 10 xe của cư dân đã bị cấm không cho mang vào hầm với lý do cư dân kiện cáo và không hợp tác. Không dừng lại ở đó, tối 20/11 tiếp tục 3 xe của cư dân để dưới hầm bỗng nhiên bị khóa bánh. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với cư dân chủ đầu tư một mực không thừa nhận, trong khi đó bảo vệ tòa nhà lại nói rằng việc này là do chủ đầu tư.
Ngoài việc khóa xe của cư dân, anh Kiên cho biết từ đêm 21/11, chủ đầu tư lại tiếp tục có hành vi cắt điện, cắt nước khoảng 10 căn hộ. Đến nay chủ đầu tư vẫn chưa cấp điện, nước trở lại gây ra rất nhiều khó khăn cho việc sinh hoạt của cư dân. “Đây là cách hành xử thiếu văn hóa, không tôn trọng người dân” – anh Kiên nói.
Việc chủ đầu tư cắt nước được cho nhằm gây sức ép yêu cầu ban đại diện cư dân phải chấp thuận cho nhà hàng Vuvuzela được phép hoạt động trở lại. Trong khi đó, khu đất xây dựng nhà hàng Vuvuzala là đất dành trồng cây xanh, khu vực kỹ thuật.
Chưa thể đồng thuận
Trước đó nhiều cư dân chung cư Artemis đã gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng phản ánh về những tồn tại, bức xúc tại chung cư Artemis như: Việc đánh số tầng không đúng theo Hợp đồng mua bán; chủ đầu tư thiếu minh bạch trong việc thu chi, quản lý quỹ bảo trì của tòa nhà; chủ đầu tư không tổ chức hội nghị cư dân, thành lập ban quản trị. Đặc biệt, việc chủ đầu tư không phân định rõ ràng về sở hữu chung – riêng của tòa nhà (khu đất tam giác theo quy hoạch được duyệt là khu cây xanh – kỹ thuật hiện nay được xây dựng thành nhà 3 tầng cho thuê bán bia)…
Lý giải cho sự việc trên, đại diện công ty CP ACC Thăng Long cho rằng, nguyên nhân mâu thuẫn của chủ đầu tư và cư dân bắt nguồn chính từ việc hơn một năm qua nhiều cư dân không đóng đầy đủ phí quản lý và tiện ích, trong khi chủ đầu tư đã chịu lỗ gần 7 tỷ đồng.
Theo đó, chủ đầu tư đưa ra mức phí là 12.600 đồng/m2/tháng, từ tháng 4/2017 đến tháng 12/2017, chủ đầu tư đã hỗ trợ cư dân 50% phí quản lý, tương đương 6.300 đồng/m2. Từ tháng 01/2018 đến tháng 4/2018, chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ giảm 20% phí quản lý, tương đương với 10.080 đồng/m2. Từ tháng 5/2018 đến tháng 9/2018, chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ giảm 10% phí dịch vụ, tương đương với 11.340 đồng/m2.
Sau đó, khi cư dân có ý kiến đã chốt mức mới là 11.180 đồng/m2/tháng. Mức phí này đã được quận Thanh Xuân, đại diện Công ty Cổ phần ACC – Thăng Long và đại diện một số cư dân đã thống nhất.
Căn cứ vào mức phí đã thống nhất trên, Công ty thông báo thu phí tháng 10/2018 và đề nghị chốt công nợ các khoản phí cư dân còn chưa đóng hết trong thời gian trước đó, nhưng nhiều cư dân vẫn không chịu đóng đầy đủ phí. Tháng 10/2018, chỉ có hơn 100 hộ đóng phí với số tiền 108 triệu, trong khi tổng chi phí thực tế Công ty phải bỏ ra gần 530 triệu đồng/tháng.
Trao đổi với phóng viên một luật sư cho rằng, trong trường hợp bức xúc giữa cư dân của Artemis và chủ đầu tư không tìm được phương án giải quyết thì UBND phường và UBND quận cần phải đứng ra làm bên trung gian để buộc các bên ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề này tránh phát sinh những diễn biến phức tạp về an ninh không đáng có trên địa bàn.
Source link