Vì sao có đề xuất lạ chỉ bán chung cư nội đô cho người có hộ khẩu tại trung tâm Hà Nội?

[ad_1]

Theo ông Hùng, sự hình thành hàng nghìn nhà cao tầng đã giải quyết được rất nhiều diện tích tiện ích phục vụ nhu cầu văn phòng, nhà ở, công trình phục vụ đáp ứng được một phần nhu cầu rất lớn của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, làm thay đổi diện mạo của Thủ đô, đặc biệt nhiều khu , tiểu khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ được nhiều bạn, bè quốc tế đánh giá cao.

“Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được công tác quy hoạch quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng nhà cao tầng cũng còn nhiều tổn tại cần được đánh giá đúng mức”, ông Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hùng, ngày 20.6.1988 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 108/1998/QĐTTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Theo đó, khu vực hạn chế dân cư phát triển là “Từ vành đai II trở vào từ Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở – Cầu Giấy – Nhật Tân” khống chế số lượng dân cư 0.8 triệu dân. Đến năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phải có văn bản yêu cầu Thành phố Hà Nội rà soát và ngừng cấp phép các công trình cao tầng cao hơn 9 tầng. 

Ngày 26.11.2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1259/QĐ-TTG phê duyệt “Quy hoạch xây dựng chung Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”. Quy định này một lần nữa khẳng định vị trí của nội đô lịch sử đưa vào quy định “Khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam Sông Hồng đến Vành Đai II là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long … Hạn chế phát triển nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học giảm từ 1,2 triệu người xuống 0,8 triệu người”. 

“Chưa bàn đến mục tiêu liệu có đạt được không, thực tế dân số không những không giảm lại còn tăng hơn. Ngoài lý do không thực hiện được giãn dân khu phố cổ, nội đô việc cấp phép hàng loạt các công trình cao tầng trong vành đại II thậm chí vành đai I với lý do tạo điểm nhấn đã khiến mật độ dân số khu vực nội đô ngày càng tăng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Từ thực trạng trên, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam đưa ra 5 vấn đề cần bàn khi phát triển nhà cao tầng.

Thứ nhất, xây nhà cao tầng ở đâu và bao nhiêu tầng trong nội đô đặc biệt là trong vành đai I cần phải được cân nhắc quyết định rất cẩn thận từng khu vực, từng tuyến phố. Không thể và bất kỳ lý do gì lại cấp phép xây dựng công trình 8B Lê Trực 17 tầng cao 53 m tại Trung tâm chính trị Ba Đình. Không vì lý do gì lại dự định cấp phép nhà 40-70 tầng khu Ga hàng cỏ hay nhà 50 tầng Khu Giảng Võ (Trong khi quy chế mới ban hành thì khu chung cư Giảng Võ cải tạo chỉ được làm tới 24 tầng)….

Thứ hai, xây nhà cao tầng như thế nào và thời điểm nào. Thực tế cho thấy việc cho phép xây nhà cao tầng ở thời điểm nào mật độ số lượng, chiều cao của các dự án để không ảnh hưởng đến quá tải hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là giao thông là rất quan trọng. Tầm nhìn Quy định là đúng đắn nhưng lại xây dựng trước khi có hệ thống giao thông phát triển (mở đường, hệ thống giao thông công cộng, như tàu điện ngầm, đướng sắt trên cao , xe buýt) thì sẽ dẫn đến hậu quả lớn về ách tắc giao thông, môi trường sống. Ở nhiều thành phố trên thế giới luôn có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội phải đi trước một bước.

Thứ ba, việc lập phê duyệt các quy hoạch tiểu khu đô thị tại các khu vực cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ. Những mảnh đất rộng cần xem xét và kiên quyết quản lý quy hoạch đảm bảo tổ chức không gian đô thị đồng bộ, đô thị nén, đô thị phố (không chỉ là khu nhà ở đơn thuần) tăng giao thông, giao dịch nội khu vực giảm tải giao thông, đặc biệt là cải thiện môi trường sống (cây xanh, hồ nước, nơi sinh hoạt cộng đồng, công trình công cộng).

Thứ tư, việc quản lý cấp phép xây nhà cao tầng và xử lý việc xây dựng trái phép đang là vấn đề rất lớn. Hàng loại loạt  dự án xây trái phép vượt tầng, vượt mật độ điển hình là Khu Linh Đàm, 8 B Lê Trực, Hàng trăm nhà cao tầng chung cư  mini xây vượt vài ba tầng  phá vỡ quy hoạch, cảnh quan đô thị đến mức thành phố không thể cấp sổ đỏ… nhưng không được xử lý triệt để gây nhức nhối trong dư luận.

Thứ năm, xây nhà cao tầng có mâu thuẫn với mục tiêu giảm dân số nội đô (từ 1,2 triệu xuống còn 0.8 triệu). Trong thực tế đã chứng minh quy định này hầu như không thực hiện được. Vì vậy cần phải có giải pháp hạn chế tối đa  tăng dân số cơ học vào nội đô.

Đó là những nguyên nhân, ông Trần Ngọc Hùng đưa ra 3 giải pháp.   

Thứ nhất, chỉ bán, cho thuê nhà cao tầng nội đô cho người có hộ khẩu thường trú tại phường, quận có dự án. Tốt nhất là phục vụ DI DÂN PHỐ CỎ chứ không phải là dân phố cở phải đi sang Long Biên, Gia Lâm còn người ngoại tỉnh lại di dân vào Trung tâm  thì sẽ không thành công.

Thứ hai, khi cải tạo, xây dựng khu chung cư cũ, dự án tiểu khu đô thị cần chú trọng yêu cầu thành tiểu khu đồng bộ không chỉ là khu nhà ở như trước đây mà là nhà tổng hợp bao gồm các cửa hàng (thậm chí cả 2 tầng có lối lên xuống thống giữa các tầng nhà), các nhà Văn phòng, các công trình phục vụ công cộng đồng bộ như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, chợ … để dân không phải di chuyển ngang nhiều gây ách tắc giao thông. Cần phải dành quỹ đất nội đô, kinh phí phù hợp, tổ chức đồng bộ mà trước hết là trách nhiện quản lý nhà nước thì mới triển khai hiệu quả nhà cao tầng tại các khu vực này.

Thứ ba, dành toàn bộ các khu đất khi di dời các cơ quan, nhà máy…. Các khu đất trống. Để phục vụ nhà tái định cư khi cải tạo chung cư cũ, dành quỹ đất xây thêm các công trình công cộng phục vụ xã hội nhà trẻ, mẫu giáo, cung thiếu nhi, vườn hoa, cây xanh. Từ nay không cấp phép xây thêm nhà cao tầng phục vụ nhà ở thương mại trong khu nội đô từ vành đai I trở vào.

“Như vậy, việc Xây dựng nhà cao tầng ở Thủ đô đặc biệt là khu nơi đô thị là yêu cầu khách quan phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế , xã hội và đời sống nhân dân, Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là xây nhà cao tầng ở nội đô ở đâu, mật độ tầng cao thế nào, không làm tăng dân số, không gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường là câu hỏi khó cần đóng góp ý kiến…”, ông Hùng trăn trở.

[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *