[ad_1]
Tại cuộc khảo sát của HĐND TP HCM về hiệu quả công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn TP, trọng tâm là tài nguyên đất do nhà nước trực tiếp quản lý, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn việc sử dụng đất công của đơn vị này tại Bình Chánh là không hiệu quả.
Vậy có chăng việc quản lý đất công của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn có vấn đề?
Sáng 2-5, ông Lê Tấn Hùng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) cho biết hiện tổng công ty đang quản lý 45 nhà, đất với tổng diện tích 62.882.679 m2. Trong đó, khối Văn phòng Tổng Công ty là 38 nhà, đất với tổng diện tích 3.082.710 m2; 3 công ty con quản lý 59.799.969 m2 (hai công ty con là Bò Sữa và Cây trồng chiếm số lượng lớn diện tích).
Tại các công ty con đã thực hiện nhiều hợp đồng khoán đất cho các hộ. Cụ thể, Công ty Bò Sữa tại huyện Củ Chi đã ký kết 102 hợp đồng, thời gian hết hạn hợp đồng từ năm 2022 đến năm 2038.
Tuy nhiên, điều đáng nói là bên các hợp đồng nhận khoán thực hiện đúng nội dung thì một số hộ không thực hiện đúng như xây chuồng trại chăn nuôi, xưởng sản xuất trên diện tích đất được khoán.
Hơn nữa, hiện Công ty Bò Sữa đang bỏ hoang 17 ha đất, chưa đưa vào sử dụng.
Còn tại Công ty Cây trồng ở Bình Chánh, công ty đã ký 672 hợp đồng khoán, thời gian hết hợp đồng là từ năm 2017 đến năm 2029. Hiện có 188 hợp đồng đã hết hạn nhưng quá trình thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ đều phản đối, bất hợp tác trong việc thu hồi đất.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) Lê Tấn Hùng báo cáo tình hình sử dụng đất công với HĐND TP hôm 24-4 (Ảnh: Phan Anh)
Theo Tổng Giám đốc Sagri Lê Tấn Hùng, hiện nay diện tích đất cây trồng thực tế còn lớn nhưng đa phần khoán hết. Diện tích thực tế sản xuất còn rất ít, phát triển các loại cây lặp đi lặp lại mà giá trị hiệu quả các loại cây không cao. Theo chỉ đạo của UBND TP, giao Sở Quy hoạch và các ngành ngồi lại tính toán để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đất nông nghiệp qua công nghiệp.
Đối với 188 hợp đồng đã hết hạn, ông Hùng cho biết Sagri sẽ tính toán lại việc khoán này. “Tinh thần chung là căn cứ vào hợp đồng khoán, nếu các hộ dân không tuân thủ theo hợp đồng khoán như đất bỏ hoang, xây nhà bất hợp pháp, chưa thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì khi giải quyết hết những vấn đề trên mới tái ký. Tùy theo các hộ trồng cây ngắn ngày hay dài ngày sẽ đề xuất thời gian phù hợp như 15 năm, 20 năm” – ông Hùng nói.
Source link